Nữ Đế, Chuyện Chưa Kể: Kỳ 8- Bảo Văn Hầu Lê Phụ Trần: Làm Bạn Với Vua Như Người Tri Kỷ
Đăng lúc:
1751000396000
Trong:
Lịch sử
<div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><i>“Làm bạn với vua như đùa với hổ”</i>, đó là câu
nói người xưa truyền lại bao đời, qua hàng ngàn năm khi nhắc đến mối quan hệ
quân thần. Càng ở gần vua, thân cận với hoàng đế thì quyền lực càng cao, vinh
hoa phú quý càng nhiều mà cũng dễ “mất mạng
như chơi” không chừng. Quả thực đã có biết bao tấm gương người xưa tích cũ là
minh chứng hùng hồn cho câu nói đó. Ấy thế mà, trong lịch sử các triều đại
phong kiến Việt Nam lại có một mối giao hảo quân thần vượt lên lời nhắc nhở
thâm sâu kia, đó chính là giao tình giữa vua Trần Thái Tông và Bảo Văn Hầu Lê Tần
(được vua ban tên Lê Phụ Trần). Có thể nói cả cuộc đời mình, Lê Tần đã làm bạn
với vua như người tri kỷ.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/c111052047a0659da108aeb609fa2d4a01a601fefa7b2d7019d4b59a9dcfe570.jpg"alt="17 Le Phu Tran.jpg"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>1.
</i></b><b><i>Thần tử dám nói,
Thiên tử dám nghe</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Lần đầu tiên tên vị danh tướng Lê Tần xuất hiện
trong sử sách là ở sự kiện năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 19 (1250), vua Trần
Thái Tông cho đặt Ngự sử đài là cơ quan chuyên làm công việc giám sát triều
đình, can gián nhà vua, thanh tra, tố giác sai phạm của quan lại nhằm giữ vững
kỷ cương phép nước. Bấy giờ vua cho Lê Tần làm Ngự sử trung tướng, tri Tam ty
viện sự. Với tính chất công việc đặc thù như vậy, những viên quan được chọn vào
Ngự sử đài là những người cương trực, thẳng thắn, dám nói thẳng, nói thật. Ai
cũng hiểu, việc vạch ra cái sai, cái xấu, cái đáng phê phán của quan lại đồng
liêu là việc dễ gây thù, chuốc oán nhất là đối với các viên quan có địa vị cao
hơn mình, rất dễ gánh lấy hậu quả bị trù dập, hãm hại. Vạch cái sai của các
quan còn thế, vạch cái sai của các bậc vua chúa quyền uy tối thượng tất nhiên
là nguy hiểm hơn nhiều, chẳng khác gì vuốt râu hùm. Những chuyện trung lương nói thẳng, nói thật mà bị
cách chức, bị đuổi về quê là diều không hề hiếm bởi “trung ngôn nghịch nhĩ”.
Nhưng trách nhiệm của Ngự sử đài là phải nói, phải phản biện trước những lời
nói, việc làm, những quyết định trái với kỷ cương phép nước, các quan làm việc ở
Ngự sử đài không thể im lặng, cho qua. Bởi nếu như thế thì chính các quan Ngự sử
sẽ bị đàn hặc (tố cáo) lại, vì không hoàn thành nhiệm giám sát, can gián.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Bấy giờ, vua Trần Thái Tông 33 tuổi, xét theo
các sự kiện về sau người viết đồ rằng, vị quan Ngự sử Lê Tần cũng tầm trên dưới
trạc tuổi với vua. Sử chép, Lê Tần xuất thân dòng dõi con cháu vua Lê Đại Hành,
quê ở Ái Châu. Không có nhiều thông tin về hành trạng của ông trong chính sử,
song để được nhà vua giao chức trách ở cơ quan mới thành lập lại làm công việc
đầy thách thức ở Ngự sử đài, chắc hẳn nhà vua rất xem trọng tài năng, khí khái,
đức độ và lòng trung thành của Lê Tần. Những sự kiện về sau cũng cho thấy ông
hoàn toàn xứng đáng với sự tin tưởng của vua Trần Thái Tông.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Vào tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), cuộc
kháng chiến của quân dân Đại Việt chống Nguyên Mông lần thứ nhất nổ ra. Quân
Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Ngột Lương Hợp Thai theo đường từ Vân Nam (Trung Quốc)
xuôi xuống sông Hồng tràn vào nước ta. Vua Trần Thái Tông thân hành đốc chiến đụng
độ với giặc lần đầu tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc ngày nay) vào ngày 12 tháng
12 âm lịch . Sử chép nhà vua và tướng lĩnh đã chiến đấu rất cam đảm, nhưng
không thể đánh bại quân Mông Cổ (đội quân đã gieo rắc kinh hoàng cho toàn thế
giới lúc bấy giờ). Khi đội quân nhà Trần thất thế, quan quân hơi núng, chỉ có
Lê Tần một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Lúc ấy,
có người khuyên vua ở lại tử thủ nhưng Lê Tần cố sức can rằng: "<i>Như nay
mà ở lại chỉ là bệ hạ dốc túi đánh nước cuối cùng thôi. Hãy nên tạm lánh đi, chớ
nên dễ dàng tin lời người ta!</i>" Vua Trần Thái Tông nghe theo, cho lui
binh, Lê Tần đi sau cùng để vén quân. Cương mục chép: <i>“Lúc ấy quân Mông Cổ
đuổi gấp, bắn tên tứ tung, Phụ Trần lấy cái sạp thuyền che đỡ cho nhà vua được
thoát nạn."</i>
Qua vài dòng ngắn ngủi sử sách ghi lại, chúng ta có thể thấy Lê Tần không chỉ
là dũng tướng can trường mà còn giỏi thao lược, biết người biết ta, trước thế
giặc mạnh ông rất dũng cảm đem lời chính trực khuyên can nhà vua lui binh để bảo
toàn lực lượng. Họ Trần vốn mang tinh thần thượng võ, gây dựng cơ đồ từ nghiệp
nhà binh, đây lại là trận đánh đầu tiên vua thân chinh cự địch nên khó tránh khỏi
tâm lý quan quân muốn giành chiến thắng. Nhưng kẻ địch lúc đó quá mạnh, vó ngựa
thiện chiến của quân Mông Cổ đã đạp đổ bao nhiêu thành trì, tiêu diệt rất nhiều
quốc gia. Về cơ bản tại trận đầu, quân Đại Việt không phải là đối thủ ngang sức
với chúng. Nếu như Lê Tần dám thẳng thắn nói lời “nghịch nhĩ” thì vua Trần Thái
Tông cũng là minh quân sáng suốt, biết lượng sức mình, đánh giá đúng tình hình
và quyết định nghe theo kế sách vẹn toàn. Từ trận Bình Lệ Nguyên, Trần Thái
Tông đã xem Lê Tần là tướng lĩnh thân cận, là vị quân sư vua hết mực tin tưởng.
Để thoát khỏi tình thế nguy cấp, nhà vua và bộ chỉ huy quyết định thực hiện kế
“vườn không nhà trống” di tản lực lượng và dân chúng rời khỏi kinh đô Thăng
Long, và lui về sông Thiên Mạc (Hưng Yên) Lê Phụ Trần theo vua bàn những vấn đề
cơ mật, hầu như không người nào được nghe.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Quân Mông Cổ chiếm được kinh thành Thăng Long,
nhưng gặp phải kế thanh dã, kinh thành trống không chẳng có gì cho chúng vơ vét. Do thiếu lương thực trầm trọng, chúng phải
chia quân đi cướp bóc ở vùng ngoại vi và phụ cận nhưng bị nhân dân Đại Việt chặn
đánh quyết liệt. Quân Mông Cổ chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, quân chủ lực
Đại Việt đã được chỉnh đốn và hồi sức sau thất bại đầu tiên. Tới ngày 24 tháng
12 năm đó, vua Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng thúc quân phản kích vào bến
Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ buộc chúng phải rút quân khỏi Thăng
Long và tháo chạy về Vân Nam.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>2.
</i></b><b><i>Người bạn san sẻ nỗi
lòng Đế vương</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Sau ngày quân dân Đại Việt ca khúc khải hoàn
trở lại Thăng Long, Đại Việt sử ký toàn thư chép “<i>Năm 1258, mùa xuân tháng
Giêng, ngày mồng 1, vua Trần Thái Tông định công phong tước, ban tên cho Lê Tần
là Lê Phụ Trần, phong làm Ngự sử đại phu, tước Bảo Văn hầu; lại đem Chiêu Thánh
công chúa gả cho. Thái Tông nói: "Trẫm không có khanh, thì làm gì được có
ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng hưởng phúc về sau".”
</i>Cũng trong tháng Giêng, vua sai Lê Phụ Trần và Chu Bác Lãm sang sứ nhà
Nguyên.<i> “Khi ấy sứ Nguyên sang đòi của dâng hàng năm, tăng thêm vật cống.
Bàn tính phân vân không quyết định, vua sai Lê Phụ rần sang sứ, Bác Lãm làm
phó, rốt cuộc định 3 năm một kỳ cống làm lệ thường.”</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tháng sau, vào<i> “ngày 24 tháng 2, vua Trần
Thái Tông truyền ngôi cho Hoàng thái tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) và
lui về cung Thánh Từ làm Thái thượng hoàng.”</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Việc Trần Thái Tông ban cho Lê Tần tên “Phụ Trần”
mang ý nghĩa công thần phò tá nhà Trần là sự ghi nhận công lao to lớn của ông
trong cuộc chiến chống Nguyên Mông giúp vua giữ nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ tới
vị trung thần, người bạn tâm giao gắng sức phò trợ, đồng hành cùng quân vương. Lê
Tần không có xuất thân hoàng tộc nhưng có thể nói vua đã xem ông như người thân
thích. Thế nhưng quyết định đem vợ cũ của vua là Chiêu Thánh công chúa ban hôn cho
công thần Lê Tần không tránh khỏi việc vấp phải rất nhiều tranh cãi, gièm pha
và dị nghị của người đương thời lẫn các sử gia hậu thế. Có lẽ chỉ có Phụ Trần
là người khiến nhà vua an tâm, tin tưởng để gửi gắm Lý Chiêu Hoàng, người vợ mà
vua nợ cả cuộc đời. Và cũng chỉ có Phụ Trần mới có đủ bản lĩnh, đủ tài đức để
gánh vác mối hôn sự khác thường, kết duyên với người con gái từng là Nữ đế tiền
triều, từng là Hoàng hậu rồi thành phế hậu bị giáng làm công chúa triều Trần. Bởi
cuộc hôn nhân của Lê Tần với Lý Chiêu Hoàng đặc biệt như vậy nên hậu thế cũng
có người dệt nên áng ngôn tình như Lê Tần yêu thầm Nữ đế đã nhiều năm hay là đặt
ra giả thuyết có lẽ ở tuổi tứ tuần Lê Tần goá vợ nên vua se duyên với Chiêu
Hoàng. Song cá nhân người viết thì không cho là như vậy. Nhớ rằng, năm 1258
Thái sư Trần Thủ Độ còn tại thế, hẳn nhiên ông ấy không bao giờ để cho người từng
là Nữ đế Lý triều có cơ hội tiếp xúc với người khác chứ đừng nói tới quan lại
hay trọng thần triều đình. Và mối hôn sự do Trần Thái Tông ban để có thể diễn
ra thì chắc chắn đã có sự đồng thuận của Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc mẫu
(mẹ của Lý Chiêu Hoàng). Ở thời điểm đó, có lẽ Thái sư nhận định mối hôn sự này
không gây ra rủi ro gì cho cơ đồ của họ Trần. Chiêu Thánh công chúa tái giá là
có cơ hội rời khỏi hậu cung thoát khỏi cảnh cô độc suốt hơn 20 năm và được sống
tự do bên ngoài. Công chúa lấy chồng đương nhiên sẽ là chính thất, thế nên nếu Lê
Tần đã có vợ con cũng không ảnh hưởng gì tới vị thế đương gia chủ mẫu của công
chúa (giống như Trần Liễu khi kết hôn với Thuận Thiên công chúa đã tự thu xếp
chuyện nhà để nguyên phối Trần Thị Nguyệt xuống làm thiếp thất). Lê Tần không
phải người họ Trần, nhưng khi kết hôn với công chúa thì thành phò mã, trở thành
người trong Hoàng thất. Với địa vị Phò mã tước Bảo Văn hầu, đảm nhận chức Ngự sử
đại phu Lê Phụ Trần có đủ chính danh lẫn tư cách dẫn đầu phái đoàn Đại Việt
sang sứ nhà Nguyên.
Cũng lại có người đưa ra suy luận biết đâu chuyện ban hôn đó lại mở ra một lối
khác cho mối duyên tình dang dở của nhà vua khi mà ngay sau khi ban hôn, Trần
Thái Tông nhường ngôi cho con lui về làm Thái thượng hoàng đương lúc còn trẻ (mới
chỉ 40 tuổi). Sau khi nhường ngôi, Thượng hoàng thường ở phủ Thiên Trường (Nam
Định) hoặc am Thái Vi tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình), khi có việc mới trở về
kinh sư. Đúng hay sai chỉ người trong cuộc mới rõ, nhưng dù là giả thuyết nào thì
ta cũng thấy rõ Lê Tần không chỉ phò vua trị quốc mà còn giúp vua san sẻ cả những
mối bận tâm, những nỗi niềm riêng khó lòng bày tỏ.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đại Việt sử ký toàn thư chép <i>“công chúa
Chiêu Thánh ở với Lê Phụ Trần hơn 20 năm sinh được hai người con là Thượng vị hầu
Lê Tông và Ứng Thuỵ công chúa Lê Ngọc Khuê.”</i> Trước đó toàn thư cũng có đoạn
“<i>Năm Tân Sửu (1241) hoàng tử thứ ba là Quang Khải sinh, là em cùng mẹ với thái
tử Hoảng, Quốc Khang là anh trưởng, sau đều phong Đại vương; thứ nhất Nhật
Vĩnh, Ích Tắc, Chiêu Văn đều phong vương; rồi các con thứ nữa thì phong Thượng
vị hầu. Con trưởng của các vương thì phong vương, các con thứ thì phong Thượng
vị hầu, lấy làm chế độ vĩnh viễn</i>”. Ấy vậy mà con trai của Lê Phụ Trần (chỉ
mang tước hầu) lại được phong là Thượng vị hầu, con gái được phong Ứng Thuỵ
công chúa, tương đương với tước dành cho con của vua và vương. Điều này cho thấy
hẳn là còn nhiều điều ẩn giấu đằng sau những dòng sử. Người viết mạo muội suy
đoán rằng, rất có thể là Thượng hoàng Trần Thái Tông đã nhận hai con của Lê Tần
và Chiêu Thánh công chúa làm nghĩa tử, nghĩa nữ nên mới có tước phong như vậy. Sách
không chép rõ nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận Lê Tông sau này được
ban quốc tính, chính là Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng – vị tướng quân nhà Trần
nổi tiếng với câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”
đã anh dũng hy sinh khi còn trẻ trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ
2 (năm 1285). Trần Bình Trọng cũng chính là ông ngoại của vua Trần Minh Tông
sau này.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>3.
</i></b><b><i>Võ tướng thao lược,
thiếu sư toàn tài</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Lê Phụ Trần là trọng thần dưới 3 triều vua Trần
Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, thế nhưng những ghi chép về ông
trong chính sử quả thật rất ít ỏi. Từ sau sự kiện kết hôn với Lý Chiêu Hoàng, chỉ
có 2 lần Lê Tần được nhắc tới:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“Tháng 6 năm 1259, vua Trần Thánh Tông giao
cho Lê Phụ Trần làm Thủy quân đại tướng quân.”</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“Đến tháng 12 năm 1274, vua Trần Thánh Tông
phong ông làm Thiếu sư, kiêm Sừ cung giáo thụ tức là thầy dạy cho Hoàng thái tử
Trần Khâm (vua Trần Nhân Tông).”</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Sử gia Ngô Sĩ Liên dù từng bình phẩm rất khắt
khe về sự việc ban hôn nhưng cũng đánh giá rất cao tài năng của ông: <i>"Lê Phụ Trần… dũng lược đứng
đầu ba quân, một mình một ngựa xông pha trong lúc gian nguy, mà tài văn học của
ông đủ để dạy bảo thái tử".</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Sau khi Chiêu Thánh công chúa Lý Thiên Hinh
qua đời năm 1278, không còn ghi chép nào về Lê Tần nữa. Đó có lẽ cũng là sự thiệt
thòi của một vị danh tướng công thần như ông khi gánh vác vai trò rất đặc biệt
và khá nhạy cảm trong lịch sử. Song cứ nhìn vào sự nghiệp 3 đời quân vương ông
phò tá, nhìn vào người học trò của ông Trần Nhân Tông 2 lần đánh thắng quân
Nguyên Mông rồi xuất gia trở thành Phật hoàng sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử, nhìn vào người con trai danh tướng sa trường quyết tử vì Tổ quốc Trần Bình
Trọng, cũng đủ để hậu thế chúng ta thấy được Bảo Văn hầu Lê Phụ Trần đã sống và
cống hiến trọn vẹn một đời cho triều đại Đông A hào hùng, cho sự nghiệp bảo vệ
dân tộc để Đại Việt quốc thái dân an.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>Đọc thêm:</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="linkTool"><a class="link-content" target="_blank" rel="nofollow noindex noreferrer" href="https://blog.vietales.vn/publication/nu-de-chuyen-chua-ke-k%E1%BB%B3-9-an-toan-dam-thai-hau-vi-dau-nen-noi"><div class="link-title">NỮ ĐẾ CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 9 An Toàn Đàm Thái Hậu: Vì Đâu Nên Nỗi?</div><p class="link-description"></p><span class="link-anchor">blog.vietales.vn</span></a></div><div class="block-wrapper" type="linkTool"><a class="link-content" target="_blank" rel="nofollow noindex noreferrer" href="https://blog.vietales.vn/publication/nu-de-chuyen-chua-ke-k%E1%BB%B3-1-%E2%80%9Cnu-hoang-nuoc-mat%E2%80%9D-dai-viet-ly-thien-hinh"><div class="link-title">NỮ ĐẾ CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 1 “Nữ Hoàng Nước Mắt” Đại Việt: Lý Thiên Hinh</div><p class="link-description"></p><span class="link-anchor">blog.vietales.vn</span></a></div>